Pages

Sunday, August 18, 2019

Những điều cần biết trong lễ cúng nhập trạch, về nhà mới

 
Từ lâu đời người dân Việt Nam có rất nhiều phong tục truyền thống tốt đẹp, mỗi lần có công việc quan trọng các gia đình thường cúng tổ tiên, thần linh với mong muốn gặp nhiều may mắn, suôn sẻ trong công việc đó. Người xưa quan niệm ba việc lớn của người đàn ông cần làm là “Tậu trâu – Lấy vợ – Làm nhà”, trong đó việc làm nhà có 3 nghi lễ rất quan trọng. Đầu tiên là lễ đây là nghi lễ xin phép thần linh, tổ tiên để bắt đầu xây nhà, thứ hai đó là lễ cất nóc – nghi lễ được thực hiện trước khi đổ mái nhà, là một lời báo cáo công việc xây dựng đã hoàn thành, cuối cùng đó là lễ nhập trạch nghi lễ này được làm khi bắt đầu dọn vào nhà mới ở. Trong bài viết này sẽ tìm hiểu về lễ nhập trạch và những điều cần lưu ý khi dọn về nhà mới.
 
 
Lễ nhập trạch 
 
1. Những điều cần lưu ý khi dọn về nhà mới
 
khi gia đình muốn dọn đến nhà mới, cần lưu ý những điều sau:
 
– Chọn ngày tốt, giờ tốt có thể tùy thuộc vào tuổi của mỗi người mà chọn ngày giờ phù hợp.
 
– Gia chủ – người trụ cột trong gia đình nên là người chuyển đồ đạc, chuyển bài vị của gia tiên.
 
– Khi chuyển đồ đạc nên mang theo tiền của.
 
– Khi chuyển nhà nên chọn vào thời gian là buổi sáng, bởi vì tiết trời buổi sáng rất dễ chịu, mang nhiều ý nghĩa tốt đối với gia chủ, có thể chuyển vào buổi trưa nhưng nên tránh chuyển đồ đạc khi trời đã chuyển tối, sẽ không tốt đối với gia chủ.
 
2. Những điều cần tránh khi chuyển đến nhà mới
 
– Đây là một quan niệm có từ lâu đời, người mang thai không được dọn nhà bởi vì điều này sẽ phạm đến thần thai. Nếu cảm thấy cần thiết phải dọn đồ ngay thì nên mua một cái chổi mới để quét hết tất cả các đồ vật trong nhà.
 
– Người ta nói con hổ rất dữ nên tránh việc người cầm tinh con hổ quét dọn nhà.
 
Tránh những điều trên giúp gia chủ không gặp những rắc rối phiền toái.
 
3. Những lễ vật trong lễ
 
– Nhang
 
– Trầu cau, vàng mã
 
– Rượu, hoa quả
 
– Có thể làm các món xôi, thịt,… thêm chút bánh kẹo.
 
4. Lễ cúng nhập trạch
 
Đầu tiên, gia chủ sử dụng chiếc chiếu đã dùng rồi, bếp lửa không nên dùng bếp điện, mua một cái chổi mới, các lễ vật… bước vào nhà mới, các thành viên còn lại trong gia đình sẽ theo sau, và đem theo tiền của.
 
Khi sắp xếp các lễ vật lên mâm thì đặt theo hướng hợp với chủ nhà. Gia chủ sẽ là người thắp hương xin phép nhập trạch và xin phép thần linh cho phép rước những vong linh của gia tiên đến nhà mới để thờ cúng.
 
Khi mọi việc từ sắp xếp mâm cỗ đến cúng bái thần linh xong xuôi lúc này mới được bắt đầu sắp xếp những đồ đạc trong nhà. Tiếp theo đó để cầu bình an cho gia đình, thì tất cả các thành viên trong gia đình bái lễ, tạ ơn thần linh, tổ tiên.
 
5. Văn khấn lễ cúng nhập trạch
 
Trong phần văn khấn cúng lễ nhập trạch chia làm hai phần:
 
Phần một là văn khấn thần linh
 
Phần hai là khấn cáo yết gia tiên
 
Có thể tham khảo các bài văn khấn trên các trang mạng.
 
Xem thêm:
Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc



 
------------------- ---------------------------

xem tử vi trọn đời, xem tu vi hang ngay, xem tử vi 2019, xem tu vi tron doi, tử vi hàng ngày, xem tử vi 12 con giáp, xem tử vi trọn đời miễn phí, tu vi phuong tay hang ngay,